Tỷ lệ phân chia di sản theo pháp luật thừa kế hiện hành

Luật Nam Sơn

Tỷ lệ phân chia di sản theo pháp luật thừa kế hiện hành như thế nào? là câu hỏi mà chúng tôi nhận được của khá nhiều khách hàng.

Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản thuộc sở hữu của người đã mất cho người còn sống. Pháp luật dân sự chia thừa kế thành thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Tùy thuộc vào từng loại thừa kế mà việc phân chia di sản cũng khác nhau.

Sau đây Luật Nam Sơn sẽ tư vấn rõ hơn về tỷ lệ chia di sản theo pháp luật thừa kế hiện hành.

Thừa kế theo di chúc

Căn cứ vào quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm mục đích chuyển tài sản thuộc sở hữu của mình cho người khác sau khi chết.

Do đó, nếu người để lại di sản chết mà có di chúc hợp pháp thì căn cứ vào Điều 659 Bộ luật dân sự 2015, việc phân chia di sản sẽ được thựa hiện như sau:

✔️ Di sản được phân chia theo ý chí của người để lại di sản thể hiện trong di chúc; trường hợp trong di chúc không xác định rõ phần di sản mà mỗi người thừa kế được hưởng thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp những người thừa kế theo di chúc có thỏa thuận khác.

✔️ Trường hợp trong di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật cùng với hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải tự chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật đã bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu người có lỗi phải bồi thường thiệt hại.

✔️ Trường hợp trong di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính dựa trên giá trị khối di sản đang còn tại thời điểm phân chia di sản.

Trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Về nguyên tắc, việc phân chia di sản sẽ được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc, trừ trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015, cụ thể:

✔️ Những người sau đây được hưởng phần di sản bằng 2/3 (hai phần ba) suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu chia di sản theo pháp luật, trong trường hợp người lập di chúc không cho những người này được hưởng di sản hoặc phần di sản được cho hưởng ít hơn hai phần ba suất đó:

✔️ Con đẻ hoặc con nuôi chưa thành niên; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; vợ, chồng;

✔️ Con đẻ hoặc con nuôi đã thành niên mà không có khả năng lao động.

✔️ Quy định này không áp dụng nếu những đối tượng trên từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS 2015.

Thừa kế theo pháp luật

Trong thừa kế theo pháp luật, di sản sẽ được chia cho những cá nhân thuộc hàng thừa kế theo thứ tự sau đây:

✔️ Hàng thừa kế thứ nhất, gồm có: vợ; chồng; cha, mẹ (cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi); con (con đẻ, con nuôi) của người để lại di sản.

✔️ Hàng thừa kế thứ hai, gồm có: ông, bà (ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại); anh ruột, chị ruột, em ruột của người để lại di sản; cháu ruột của người để lại di sản mà người người để lại di sản là ông, bà (ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại)

✔️ Hàng thừa kế thứ ba, gồm có: cụ (cụ nội, cụ ngoại); bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người để lại di sản; cháu ruột của người để lại di sản mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người để lại di sản mà người chết là cụ (cụ nội, cụ ngoại).

⭕ Những cá nhân thừa kế trong cùng một hàng thừa kế sẽ được chia phần di sản thừa kế như nhau.

⭕ Những cá nhân ở hàng thừa kế sau chỉ có quyền hưởng thừa kế trong trường hợp những người thừa kế ở hàng thừa kế liền trước đều không còn (do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặac từ chối nhận di sản).

Thừa kế thế vị

Ngoài ra, khi áp dụng thừa kế theo pháp luật, phải xét đến một trường hợp đặc thù tại Điều 652 BLDS, chính là thừa kế thế vị. Quy định về thừa kế thế vị như sau:

✅ Trường hợp con của người để lại di sản đã chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu của người để lại di sản sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu nếu còn sống sẽ được hưởng;

✅ Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt của người để lại di sản được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt nếu còn sống sẽ được hưởng.

Trên đây là toàn bộ những quy định về tỷ lệ phân chia di sản theo pháp luật thừa kế hiện hành. Nếu bạn cần tư vấn thêm vấn đề này hoặc đang có tranh chấp về việc phân chia di sản, hãy liên hệ ngay đến Luật Nam Sơn để được tư vấn và hướng dẫn đầy đủ các thủ tục.

✅ Tư vấn đất đai⭐ Tư vấn tranh chấp, thừa kế, khởi kiện đất đai và các dịch vụ nhà đất
✅ Dịch vụ ly hôn⭕ Với đội ngũ luật sư giỏi về Hôn nhân gia đình, chúng tôi sẽ hỗ trợ thủ tục ly hôn một cách nhanh nhất
✅ Giấy phép doanh nghiệp⭕ Chúng tôi hỗ trợ hầu hết các loại giấy phép doanh nghiệp với cam kết về chất lượng
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh⭐ Chúng tôi hỗ trợ khách hàng trên cả nước và giao kết quả tại nhà
✅ Tư vấn đầu tư⭕ Hỗ trợ các khách hàng trong và ngoài nước thủ tục đầu tư mọi loại hình doanh nghiệp
✅ Luật sư Dân sự – Hình sư⭐ Các luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ đại diện bảo vệ quyền lợi của bạn trước tòa

NHẬP NỘI DUNG CẦN TƯ VẤN

Form liên hệ tư vấn

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon