Một trong những tranh chấp căng thẳng nhất của các cặp vợ chồng khi ly hôn đó là giành quyền nuôi con. Con chung chỉ được giao cho một trong hai vợ chồng là người trực tiếp nuôi dưỡng, đối với những trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận được thì giành quyền nuôi con khi ly hôn mang tính chất là một cuộc chiến gay gắt.
Với kinh nghiệm xử lý hàng ngàn vụ ly hôn và bảo vệ quyền nuôi con cho các thân chủ tại Tòa án, chúng tôi cung cấp dịch vụ ly hôn và tư vấn tranh chấp về quyền nuôi con, quyền tài sản, bao gồm bảo vệ quyền lợi pháp lý cho khách hàng trong tranh chấp ly hôn.
Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn một số vấn đề bạn cần hiểu rõ khi quyết định ly hôn và phát sinh tranh chấp quyền nuôi con:
Quyền nuôi con khi ly hôn
Về nguyên tắc, việc ai là người nuôi con sau khi ly hôn có thể được các bên đương sự (vợ, chồng) tự thỏa thuận với nhau và được tòa án ghi nhận trong bản án. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tùy theo điều kiện kinh tế có thể tự nguyện hoặc theo thỏa thuận) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng đến khi trưởng thành.
Tuy nhiên, nếu hai người (vợ, chồng) không thể thoả thuận được với nhau thì toà án sẽ có quyền phán xét, giao quyền nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng. Quyết định của tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt và hướng tới tương lai tốt đẹp của người con.
Các quyền lợi đó có thể là: điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại…
Tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn
Căn cứ vào Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì việc giải quyết tranh chấp nuôi con khi ly hôn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, là các mốc thời gian quan trọng liên quan đến tuổi của người con sẽ trở thành căn cứ để tòa án phán xử về quyền được nuôi con, cụ thể như sau:
✅ Con dưới 36 tháng tuổi: được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.Như vậy, trong trường hợp con dưới 3 tuổi người mẹ sẽ được ưu tiên nuôi đứa bé. Quyền nuôi con thuộc về người cha nếu người mẹ tự nguyện từ bỏ quyền nuôi con hoặc người cha chứng minh được người vợ không đủ khả năng để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con.
✅ Con trên 36 tháng tuổi nhưng chưa đủ 07 tuổi: căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
✅ Con từ đủ 07 tuổi trở lên: ngoài căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con còn phải xem xét nguyện vọng của con.
Thứ hai, những điều kiện về mọi mặt tốt cho con ở đây là gì?
Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, căn cứ dựa vào quyền lợi mọi mặt của con theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm các yếu tố sau: Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần.
Một điều nữa cũng cần lưu ý là tuy giành được quyền nuôi con khi ly hôn, nhưng trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc con, nếu người cha người mẹ không hoàn thành trách nhiệm của mình thì người kia có quyền nộp đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Nếu bạn còn điều gì thắc mắc và cần tư vấn về giành quyền nuôi con khi ly hôn, hoặc cần tới ý kiến tư vấn của luật sư, cần yêu cầu luật sư bảo vệ quyền lợi về nuôi con thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cho bạn các biện pháp để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình.