Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp có sự biến động về số lượng thành viên công ty, không đảm bảo số lượng tối thiểu theo quy định pháp luật hiện hành thì buộc doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục chuyển đổi nếu không muốn bị buộc giải thể.
Cùng tìm hiểu những quy định mới nhất về thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 áp dụng 2024 qua bài viết sau.
1. Những hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
✅ Chuyển đổi từ công ty TNHH sang công ty cổ phần và ngược lại;
✅ Chuyển đổi từ công ty TNHH 2 thành viên trở lên sang công ty TNHH 1 thành viên và ngược lại;
✅ Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH;
✅ Chuyển đổi từ Công ty TNHH 01 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu công ty sang cá nhân làm chủ sở hữu.
Tư vấn thủ tục Chuyển đổi Doanh nghiệp: Nhắn Zalo hoặc gọi 0932.263.419
1.1 Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
✅ Doanh nghiệp tư nhân không thể chuyển thẳng lên công ty cổ phần mà phải chuyển sang công ty TNHH trước;
✅ Pháp luật không quy định việc cho phép Công ty cổ phần, công ty TNHH chuyển sang mô hình Doanh nghiệp tư nhân nên đây vẫn là một điểm mà pháp luật chưa điều chỉnh nên hiện tại cơ quan nhà nước vẫn mặc nhiên không cho chuyển đổi;
✅ Bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào muốn chuyển đổi đều phải bắt buộc đáp ứng điều kiện của loại hình doanh nghiệp sẽ chuyển đổi sang.
2. Hồ sơ khi tiến hành việc chuyển đổi mô hình doanh nghiệp
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Mẫu chuẩn theo quy định);
– Điều lệ công ty (Đối với loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH);
– Quyết định bằng văn bản về việc chuyển đổi mô hình doanh nghiệp của:
⭕ Chủ sở hữu công ty (Loại hình công ty TNHH 1 thành viên);
⭕ Hội đồng thành viên (Loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
⭕ Đại hội đồng cổ đông (Loại hình công ty cổ phần);
– Danh sách thành viên, cổ đông (Loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần);
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy phép đầu tư (Bản sao hợp lệ);
– Giấy chứng thực cá nhân của nhà đầu tư mới: Hộ chiếu, Căn cước công dân hoặc giấy tờ chứng thực công dân khác còn hiệu lực;
⭕ Đối với nhà đầu tư mới là pháp nhân thì cần có: Quyết định thành lập (Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ). Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản Sao chứng thực);
– Trường hợp chuyển đổi mô hình từ công ty TNHH hai thành viên trở lên sang công ty TNHH một thành viên: Hợp đồng chuyển nhượng hoặc văn bản thỏa thuận tặng cho đối với phần vốn góp;
– Trường hợp chuyển đổi mô hình từ công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH hai thành viên trở lên: Hợp đồng chuyển nhượng hoặc văn bản thỏa thuận tặng cho một phần vốn góp cho một cá nhân hoặc một số các nhân khác;
– Trường hợp công ty cổ phần sang công ty TNHH và ngược lại: Hợp đồng chuyển nhượng hoặc văn bản thỏa thuận tặng cho phần vốn góp của các cổ đông và giấy tờ chứng minh.
3. Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật hiện hành;
Bước 2: Doanh nghiệp cần họp Hội đồng cổ đông/ Hội đồng thành viên thông qua Quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
Bước 3: Nộp hồ sơ tại Cổng Thông tin Quốc gia về Đăng ký Doanh nghiệp và nhận kết quả về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tại Trung tâm Hành chính Công của tỉnh/ thành phố Trực thuộc Trung Ương;
Bước 4: Tiến hành thủ tục đổi mẫu dấu của công ty.
Lưu ý:
👉 Khi chuyển đổi mô hình doanh nghiệp, Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên cần cam kết doanh nghiệp sau chuyển đổi kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp cũ.
👉 Để việc chuyển đổi mô hình doanh nghiệp diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả, việc giải quyết các vấn đề về công nợ và tài sản là điều kiện cần thiết.
4. Dịch vụ chuyển đổi mô hình doanh nghiệp của Luật Nam Sơn
✔️ Tư vấn cụ thể cho khách hàng từng vấn đề liên quan đến việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cho công ty;
✔️ Soạn thảo hồ sơ về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
✔️ Thay mặt quý khách hàng đến nộp hồ sơ và nhận kết quả về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
✔️ Bàn giao cho công ty các giấy tờ liên quan đến việc chuyển đổi mô hình công ty theo thỏa thuận ban đầu;
✔️ Tư vấn cho quý khách hàng hồ sơ lưu hành, quản lý nội bộ sau khi chuyển đổi;
✔️ Tư vấn thủ tục kế toán, thuế và các vấn đề pháp luật liên quan đến ngành nghề kinh doanh của công ty.
5. Thời hạn giải quyết việc xin chuyển đổi mô hình doanh nghiệp
Trong thời gian từ 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày quý khách hàng giao đủ hồ sơ.
Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Doanh nghiệp sau chuyển đổi).
Khi đến với Dịch vụ đăng ký kinh doanh của công ty Luật Nam Sơn, bạn không cần phải lo lắng hay ưu phiền về trình tự thủ tục phức tạp. Chúng tôi sẽ trực tiếp soạn thảo hồ sơ và đại diện doanh nghiệp đến cơ quan nhà nước làm việc và nhận kết quả về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian nhất cho khách hàng. Nếu quý khách hàng còn bất cứ vướng mắt nào, xin vui lòng liên hệ với công ty Luật Nam Sơn qua số điện thoại: 0932.263.419 hoặc Zalo Luật Nam Sơn để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc của Quý khách hàng.