Giải quyết thủ tục ly hôn vắng mặt mất bao lâu? là câu hỏi được rất nhiều khách hàng tới Văn phòng luật sư tư vấn về thủ tục ly hôn quan tâm. Vì thời gian khi giải quyết ly hôn vắng mặt thường kéo dài và gặp nhiều khó khăn trong suốt quá trình giải quyết vụ án.
Đối với những vụ việc giải quyết thủ tục ly hôn vắng mặt là những vụ ly hôn đơn phương thì thời gian giải quyết hồ sơ sẽ kéo dài hơn với thủ tục ly hôn thuận tình.
Thời gian giải quyết thủ tục ly hôn vắng mặt mất bao lâu?
Về bản chất, ly hôn đơn phương là một vụ án dân sự, vì vậy thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương có sự vắng mặt của 01 bên sẽ thực hiện theo thủ tục của một vụ án dân sự quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Thời hạn chuẩn bị xét xử ly hôn vắng mặt là 4 tháng, tính từ ngày vụ án được thụ lý. Tuy nhiên, trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp hoặc gặp phải sự kiện bất khả kháng, cản trở khách quan, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 2 tháng.
Tòa án phải mở phiên tòa trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử; nếu có lý do chính đáng, thời hạn này có thể kéo dài đến 2 tháng.
Những nguyên nhân gì ảnh hưởng đến thời gian giải quyết thủ tục ly hôn vắng mặt trên thực tế
Việc ly hôn đơn phương, mặc dù quy định thời gian rõ ràng trong Luật Tố tụng Dân sự, thực tế thường kéo dài lâu hơn vì một số lý do sau:
1. Hồ sơ không đầy đủ hoặc cần bổ sung thêm chứng cứ
⭕ Hồ sơ không hoàn chỉnh: Trong nhiều trường hợp, người khởi kiện không nộp đầy đủ hồ sơ hoặc thiếu các chứng cứ cần thiết. Tòa án thường yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ để đảm bảo tính hợp pháp của quá trình xét xử.
⭕ Cần xác minh thêm thông tin: Đôi khi, Tòa án cần xác minh thêm các thông tin liên quan đến tài sản, con cái, hoặc các vấn đề khác mà hai bên tranh chấp, điều này khiến quá trình xử lý kéo dài.
2. Bị đơn không hợp tác hoặc vắng mặt
✅ Bị đơn không tham gia: Trong nhiều trường hợp, bên bị đơn cố tình không tham gia các phiên hòa giải hoặc không có mặt trong các buổi làm việc với Tòa án, khiến quá trình xét xử bị kéo dài.
✅ Yêu cầu triệu tập nhiều lần: Nếu bị đơn không hợp tác, Tòa án phải triệu tập nhiều lần, dẫn đến việc kéo dài thời gian xét xử.
3. Sự phức tạp của vụ án
⭕ Vụ án có nhiều vấn đề phức tạp: Các vụ ly hôn có liên quan đến phân chia tài sản, quyền nuôi con, tranh chấp về quyền sử dụng đất, nợ nần, hoặc các yếu tố phức tạp khác thường kéo dài do cần thời gian để giải quyết các vấn đề này.
⭕ Cần thẩm định tài sản: Nếu có tranh chấp về tài sản, Tòa án có thể phải yêu cầu thẩm định giá trị tài sản, và quá trình này thường mất nhiều thời gian.
4. Lịch làm việc của Thẩm phán và Tòa án
✅ Quá tải công việc: Thẩm phán và Tòa án thường xuyên phải giải quyết nhiều vụ án cùng một lúc. Sự quá tải này có thể dẫn đến việc thời gian xử lý mỗi vụ án bị kéo dài.
✅ Lịch xét xử bận rộn: Thẩm phán có lịch xét xử và các công việc khác ngoài vụ án ly hôn, do đó thời gian dành riêng cho từng vụ án có thể không nhiều, dẫn đến việc xử lý chậm trễ.
5. Thủ tục tố tụng và sự cẩn trọng của Tòa án
⭕ Quy trình tố tụng nghiêm ngặt: Tòa án phải tuân thủ các quy định tố tụng rất nghiêm ngặt, bao gồm việc đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên và xử lý đúng theo quy định pháp luật. Điều này đôi khi khiến cho quá trình xét xử kéo dài hơn dự kiến.
⭕ Sự cẩn trọng của Tòa án: Đặc biệt trong các vụ án phức tạp, Tòa án cần cẩn trọng trong việc đánh giá chứng cứ, lấy lời khai và xem xét các khía cạnh pháp lý, dẫn đến việc thời gian xét xử kéo dài.
Thủ tục giải quyết ly hôn vắng mặt sẽ bao gồm những bước sau
✅ Bước 1: Người yêu cầu ly hôn sẽ gửi đơn xin ly hôn đơn phương đến Tòa án có thẩm quyền.
✅ Bước 2: Tòa án sẽ phân công thẩm phán, thụ lý và xem xét đơn để ra các Thông báo sau đây: Sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ; Tiến hành thụ lý vụ án và ra thông báo Nộp tiền tạm ứng án phí cho nguyên đơn; chuyển đơn cho đơn vị khác có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu hồ sơ nộp không đúng thẩm quyền; Trả lại đơn khởi kiện nếu vụ án không có căn cứ thụ lý;
✅ Bước 3: Nếu Tòa án thụ lý đơn thì sẽ ra Thông báo thụ lý vụ án, thì trong thời gian 04 tháng, Tòa án sẽ chuẩn bị xét xử để thu thập chứng cứ, xác định tư cách đương sự, hòa giải…
✅ Bước 4: Tòa án đưa vụ án ra xét xử sau khi đã thực hiện đầy đủ các thủ tục tố tụng và đủ thời gian niêm yết thông báo cho đương sự vắng mặt.
Hướng dẫn thủ tục giải quyết ly hôn vắng mặt
Trong thời gian này, bên khởi kiện vụ án ly hôn sẽ được nhận các thông báo sau: thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, nộp tiền và gửi lại biên lai cho Tòa án và Tòa án sẽ ra một trong các quyết định: Công nhận thỏa thuận của các đương sự, tạm đình chỉ giải quyết, đình chỉ giải quyết vụ án, đưa vụ án ra xét xử.
Như vậy, giải quyết ly hôn vắng mặt trải qua rất nhiều bước và tòa có thể gia hạn thời gian giải quyết hồ sơ nếu hồ sơ gặp những khó khăn, vướng mắc, vì vậy, các vụ ly hôn đơn phương có thể kéo dài từ 4-6 tháng, thậm chí 1 năm là điều bình thường.
Đối với các trường hợp đương sự vắng mặt thì Tòa án cần thực hiện đúng quy trình tống đặt và niêm yết các thông báo và đủ thời gian niêm yết tại địa phương nên thời gian sẽ kéo dài hơn các vụ việc thông thường.
Hi vọng những thông tin trên đã giải đáp được cho quý vị câu hỏi: Giải quyết thủ tục ly hôn vắng mặt mất bao lâu? Nếu còn thắc mắc và cần hỗ trợ dịch vụ ly hôn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.
Hotline: 0905.051.585
Zalo: https://zalo.me/2938289902507606258