Thủ tục ly hôn ở Quãng Ngãi như thế nào? Có phải bạn cũng đang thắc mắc vấn đề này? Bạn đang ở Quãng Ngãi và muốn ly hôn để được giải thoát khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc nhưng lại không biết cần phải chuẩn bị những gì? Nộp ở đâu? Và thủ tục giải quyết như thế nào? Công ty Luật TNHH MTV Nam Sơn sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn thông qqua bài viết dưới đây:
Theo Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ly hôn được định nghĩa là việc hôn nhân giữa vợ chồng được chấm dứt bởi một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Để có được bản án hoặc quyết định chấm dứt hôn nhân giữa vợ chồng này thì trước hết phải có hồ sơ yêu cầu ly hôn, nộp hồ sơ đúng nơi quy định, được xử lý đúng trình tự, thủ tục,…
Đối tượng có quyền yêu cầu ly hôn và trường hợp không được yêu cầu ly hôn
– Cả người vợ và người chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu ly hôn
– Trường hợp người vợ hoặc người chồng là người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của chính bản thân mình và là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của người đó gây ra mà làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người đó thì cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thay.
Tuy nhiên trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không được quyền yêu cầu ly hôn.
Điều kiện và hồ sơ ly hôn tại Quãng Ngãi
Có hai trường hợp ly hôn gồm: Đơn phương – Thuận tình ly hôn
Điều kiện để thuận tình ly hôn tại Quãng Ngãi
Căn cứ theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
– Cả hai vợ chồng thật sự tự nguyện và đồng ý ly hôn;
– Việc phân chia tài sản và trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái dựa trên cơ sở bảo đảm các quyền lợi chính đáng của người vợ và con đã được thỏa thuận thì Tòa sẽ đồng ý yêu cầu thuận tình ly hôn; nếu không thể thỏa thuận được các vấn đề trên thì Tòa giả quyết ly hôn.
Hồ sơ yêu cầu ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn
– Đơn yêu cầu ly hôn do bên yêu làm, nội dung đơn được quy định tại Điều 189.4 Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
– Bản gốc Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Bản trích lục giấy chứng nhận kết hôn của hai vợ chồng;
– Bản sao CCCD của cả vợ và chồng;
– Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục giấy khai sinh của các con (nếu có con chung);
– Những giấy tờ, tài liệu chứng minh các bên đã thỏa thuận về việc các bên đồng ý ly hôn và thỏa thuận việc nuôi con, phân chia tài sản chung khi ly hôn là hợp lý và có căn cứ pháp luật (quy định theo tại Điều 396.3 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
– Những giấy tờ, tài liệu chứng minh các tài sản chung của vợ chồng cần phải chia (nếu có)
Điều kiện để đơn phương ly hôn tại Quãng Ngãi
Căn cứ theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
– Phải có căn cứ rằng người vợ hoặc chồng đã có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng (chẳng hạn ngoại tình) làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, không thể kéo dài đời sống chung, không đạt được mục đích của hôn nhân;
– Trường hợp là vợ hoặc chồng của người đã bị Tòa án tuyên bố mất tích;
– Trường hợp mà một bên là người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ hành vi của chính bản thân mình thì phải có căn cứ chứng minh việc vợ hoặc chồng của người đó đã có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Hồ sơ yêu cầu ly hôn trong trường hợp đơn phương ly hôn
– Đơn yêu cầu ly hôn do bên yêu cầu làm, nội dung đơn được quy định tại 189.4 Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
– Bản gốc Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Bản trích lục giấy chứng nhận kết hôn của hai vợ chồng;
– Bản sao CCCD của cả vợ và chồng;
– Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục giấy khai sinh của các con(nếu có con);
– Những giấy tờ, tài liệu chứng minh các quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu bị xâm hại
– Những giấy tờ, tài liệu chứng minh các tài sản chung của vợ chồng cần phải chia (nếu có)
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn tại Quãng Ngãi
Trường hợp thuận tình ly hôn tại Quãng Ngãi
– Căn cứ theo Điều 35.3, Điều 37.1 và Điều 39.1 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh là nơi thụ lý và giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn của vợ, chồng đang ở nước ngoài hoặc phải ủy thác tư pháp ra nước ngoài;
Ví dụ 1
Chồng đang ở Nga và vợ đang ở tại Quãng Ngãi thì khi yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Quãng Ngãi thụ lý giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn.
– Trường hợp vợ, chồng đang ở Việt Nam, không cần phải ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì căn cứ theo Điều 35.1 và Điều 39.1 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân quận, huyện nơi vợ, chồng cư trú là cơ quan thụ lý và giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn;
Ví dụ 2
Bà A và ông B là hai vợ chồng đang ở Quãng Ngãi và có yêu cầu thuận tình ly hôn thì Tòa án nhân dân thành phố Quãng Ngãi là nơi tiếp nhận hồ sơ, thụ lý, giải quyết.
– Trường hợp vợ hoặc chồng là người có quốc tịch là một nước có chung đường biên giới với Việt Nam thì cơ quan thụ lý và giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam, căn cứ theo Điều 35.4 và Điều 39.1 Bộ luật dân sự 2014.
Ví dụ 3
Bà N là người Trung Quốc và là vợ ông T là người Việt Nam, hiện đang sinh sống tại Quãng Ngãi. Vì cảm thấy không còn hợp để chung sống với nhau nữa nên hai bên quyết định ly hôn, thì cơ quan giải quyết ở đây là Tòa án nhân dân thành phố Quãng Ngãi.
Trường hợp đơn phương ly hôn tại Quãng Ngãi
– Trường hợp không có yếu tố nước ngoài (các đương sự là người Việt Nam, đang cư trú tại Việt Nam và không ủy thác tư pháp ra nước ngoài):
– Trong trường hợp hai bên có thỏa thuận cơ quan tiếp nhận đơn yêu cầu, thụ lý giải quyết là cơ quan nơi cư trú, làm việc của người làm đơn thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người làm đơn cư trú, làm việc.
– Trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận thì nơi tiếp nhận đơn yêu cầu, thụ lý, giải quyết là cơ quan nơi mà bên còn lại cư trú, làm việc thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người làm đơn cư trú, làm việc.
Trường hợp có yếu tố nước ngoài tại Quãng Ngãi
– Trong trường hợp hai có bên thỏa thuận cơ quan tiếp nhận đơn yêu cầu, thụ lý giải quyết là cơ quan nơi cư trú, làm việc của người làm đơn thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người làm đơn cư trú, làm việc.
– Trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận thì nơi tiếp nhận đơn yêu cầu, thụ lý, giải quyết là cơ quan nơi mà bên còn lại cư trú, làm việc thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người làm đơn cư trú, làm việc.
– Trường hợp vợ hoặc chồng là người có quốc tịch là một nước có chung đường biên giới với Việt Nam thì cơ quan thụ lý và giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam, căn cứ theo Điều 35.4 và Điều 39.1 Bộ luật dân sự 2014.
Mọi thắc mắc về hồ sơ, thủ tục ly hôn cũng như muốn nhờ Luật sư tư vấn, tham giao bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ án ly hôn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật Nam Sơn theo các thông tin dưới đây:
✅ Công ty Luật TNHH MTV Nam Sơn
✅ Hotline: 0889181585
✅ Văn phòng luật sư Quãng Ngãi |
⭕ Công ty Luật Nam Sơn |
✅ Luật sư giỏi Quãng Ngãi |
⭕ Luật sư Trần Hiểu |
✅ Công ty Luật Quãng ngãi | ⭕ Luật sư nhiều kinh nghiệm |
✅ Dịch vụ pháp lý | ⭕ Uy tín, tối ưu chi phí |