Khi vợ đang mang bầu có ly hôn được không?

Luật Nam Sơn

Khi vợ chồng sống với nhau có những xung đột, mâu thuẫn và không tìm được tiếng nói chung trong hôn nhân xảy ra khá phổ biến. Nhưng xảy ra một số trường hợp việc ly hôn giữa vợ và chồng khó có thể tiến hành giải quyết ly hôn được. Trong số đó có trường hợp về ly hôn khi vợ đang mang bầu. Vậy việc ly hôn khi vợ đang mang bầu có ly hôn được không?

Pháp luật quy định về giải quyết trường hợp ly hôn khi vợ mang bầu như thế nào? Các Luật sư Nam Sơn chuyên lĩnh vực về hôn nhân và gia đình sẽ trả lời và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

KHI VỢ ĐANG MANG BẦU CÓ LY HÔN ĐƯỢC KHÔNG?

Tình huống vợ mang bầu 2 tháng muốn ly hôn chồng

Kính thưa Luật Nam Sơn, tôi và chồng kết hôn cách đây 2 năm, nhưng đời sống vợ chồng tôi không được hạnh phúc, chúng tôi thường xuyên cãi nhau về tất cả các vấn đề. Chồng tôi thường xuyên nói lời lẽ làm tôi cảm thấy vô cùng tổn thương, đau khổ. Và tôi muốn được ly hôn với chồng tôi càng sớm càng tốt nhưng vừa rồi tôi mới phát hiện tôi đã có bầu hơn 2 tháng với anh ấy.

Mặc dù, tôi lâm vào tình huống này rất khó khăn, nhưng tôi vẫn muốn được ly hôn với chồng, thì tôi phải làm như thế nào, pháp luật có cấm việc ly hôn khi vợ đang mang bầu không? Vấn đề con chung giữa vợ chồng tôi phải giải quyết như thế nào? Tôi có quyền yêu cầu hỗ trợ kinh tế nuôi con khi ly hôn với chồng tôi không?

Trả lời cho câu hỏi vợ đang mang bầu có ly hôn được không

Chào bạn! Luật Nam Sơn đã tiếp nhận và nghiên cứu nội dung tình huống của bạn. Và chúng tôi xin giải đáp như sau:

Quy định pháp luật về quyền yêu cầu ly hôn đơn phương khi vợ đang mang bầu

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về công dân có Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn khi vợ đang mang thai cụ thể như sau: Nếu vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương. Do đó, chồng bạn không được quyền yêu cầu ly hôn khi bạn đang mang thai.

Tuy nhiên, theo quy định của điều luật trên, nếu bạn muốn được ly hôn vẫn có quyền xin ly hôn trong khi đang có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bạn và thai nhi thì bạn có quyền nộp đơn xin ly hôn và Tòa án sẽ thụ lý và giải quyết.

Ý kiến luật sư

Theo trường hợp của bạn, chồng bạn đã có những hành vi làm tổn hại đến tinh thần, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của bạn, thì bạn có quyền được yêu cầu ly hôn mặc dù bạn đang mang thai theo quy định của điều luật trên, người vợ vẫn có quyền yêu cầu ly hôn trong khi đang có thai hoặc đang nuôi dưỡng con dưới 12 tháng tuổi (kể cả trường hợp hai người thuận tình ly hôn, hay ly hôn đơn phương).

Vì vậy, nếu việc tiếp tục chung sống với chồng bạn mà làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của bạn và em bé trong bụng bạn thì bạn vẫn có quyền nộp đơn khởi kiện ly hôn để Tòa án thụ lý. Căn cứ theo khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi, chăm sóc con dưới 12 tháng tuổi.

Căn cứ pháp luật để giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương khi vợ đang mang thai

Nếu vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà đã tổ chức hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Nếu có căn cứ về việc vợ, hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người kia hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hoàn cảnh gia đình lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống giữa hai vợ chồng không thể kéo dài Tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được có thể hiểu như sau:

✔️ Vợ hoặc chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Người này chỉ biết bổn phận mình, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải, hàn gắn nhiều lần.

✔️ Vợ hoặc chồng luôn có hành vi bạo lực, hành hạ nhau, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của nhau.

✔️ Vợ hoặc chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc người thân của họ hoặc cơ quan, tổ chức khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ không chính đáng với người khác;

Mục đích của hôn nhân không đạt được

✔️ Là không còn tình cảm vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng. Hai người không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.

✔️ Hay không có sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau để phát triển.

✔️ Như tình trạng của bạn đã gửi đến chúng tôi, trong thời gian chung sống với nhau, ngay cả khi mang thai chồng bạn cũng thường xuyên lăng mạ, gây tổn thương tinh thần của bạn. Như vậy, mục đích của hôn nhân hạnh phúc, bền vững đã không đạt.

✔️ Quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng đã ở vào tình trạng trầm trọng, giữa hai người đã tồn tại những mâu thuẫn gay gắt, không thể điều hoà được, tình cảm đã lạnh nhạt.

✔️ Do đó, những mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết bằng bản án/quyết định cuối cùng của Toà án cho chấm dứt quan hệ hôn nhân.

Giải quyết quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn của vợ đang mang bầu

Quy định tại Điều 88 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:

✔️  Trường hợp con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời gian 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con chung do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Vì vậy, bạn đang có thai 02 tháng trong thời kỳ hôn nhân theo đó con bạn sinh ra được xác định là con chung của vợ chồng.

Quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn

Căn cứ tại Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn: Trẻ dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với quyền lợi của con.

Nguyên tắc chung, trẻ dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp các bên không có thoả thuận khác. Do đó, con bạn sinh ra bạn có quyền trực tiếp nuôi con nếu như bạn và chồng bạn không có thỏa thuận khác về quyền nuôi con.

Theo đó, bạn có quyền trực tiếp nuôi con và chồng bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 rằng: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên đến khi con đến tuổi trưởng thành….

Hồ sơ khởi kiện ly hôn theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành

✔️ Đơn khởi kiện xin ly hôn;

✔️ Giấy đăng ký kết hôn (bản chính);

✔️ Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của vợ và chồng, sổ hộ khẩu (bản sao);

✔️ Giấy khai sinh con (bản sao) (nếu có);

✔️ Các giấy tờ chứng minh về tài sản chung (nếu có);

Bài viết trên của Luật sư về lĩnh vực hôn nhân và gia đình đã tư vấn tình huống của Quý khách hàng về ly hôn khi vợ đang mang bầu có được không? Điều này vẫn có thể thực hiện được khi người vợ là người muốn giải quyết yêu cầu ly hôn. Do đó, bạn hãy cân nhắc và lựa chọn điều đúng nhất cho bản thân và cả cho đứa trẻ đảm bảo quyền lợi cho các bên.

Nếu bạn vẫn có những thắc mắc, câu hỏi cần được giải đáp cụ thể thì hãy nhanh chóng liên hệ với đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý về lĩnh vực hôn nhân gia đình của chúng tôi.

Hotline: 0889.181.585

Zalo: https://zalo.me/2938289902507606258

✅ Tư vấn đất đai⭐ Tư vấn tranh chấp, thừa kế, khởi kiện đất đai và các dịch vụ nhà đất
✅ Dịch vụ ly hôn⭕ Với đội ngũ luật sư giỏi về Hôn nhân gia đình, chúng tôi sẽ hỗ trợ thủ tục ly hôn một cách nhanh nhất
✅ Giấy phép doanh nghiệp⭕ Chúng tôi hỗ trợ hầu hết các loại giấy phép doanh nghiệp với cam kết về chất lượng
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh⭐ Chúng tôi hỗ trợ khách hàng trên cả nước và giao kết quả tại nhà
✅ Tư vấn đầu tư⭕ Hỗ trợ các khách hàng trong và ngoài nước thủ tục đầu tư mọi loại hình doanh nghiệp
✅ Luật sư Dân sự – Hình sư⭐ Các luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ đại diện bảo vệ quyền lợi của bạn trước tòa

NHẬP NỘI DUNG CẦN TƯ VẤN

Form liên hệ tư vấn

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon