Có nhiều khách hàng gọi điện đến Luật Nam Sơn để hỏi về hồ sơ ly hôn gồm những gì? Sau đây đội ngũ Luật Nam Sơn sẽ có bài viết hướng dẫn khách hàng chi tiết, cụ thể các quy định của pháp luật liên quan đến hồ sơ ly hôn.
Theo quy định tại Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, Bộ luật tố tụng dân sự và các thông tư hướng dẫn thi hành thì hồ sơ ly hôn gồm những giấy tờ sau đây:
1. Đơn xin ly hôn
Có hai loại đơn xin ly hôn trong hồ sơ ly hôn mà khách hàng cần phải phân biệt được:
✅ Thứ nhất: là đơn xin yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đối với trường hợp ly hôn thuận tình. Trường hợp ly hôn thuận tình là trường hợp hai vợ chồng đã đồng ý ly hôn và không có bất cứ tranh chấp gì liên quan đến tài sản chung và con cái.
✅ Thứ hai: là đơn ly hôn đơn phương hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng. Đây là trường hợp hai bên có một trong các tranh chấp liên quan đến quan hệ hôn nhân, con chung hoặc tài sản chung.
Các bạn có thể tải Mẫu đơn xin Ly hôn và tự soạn đơn hoặc có thể nhờ các Luật sư soạn đơn ly hôn với chi phí chỉ từ 500.000 đồng.
2. Giấy đăng ký kết hôn
Với hồ sơ này khách hàng cần lưu ý những vấn đề sau đây:
✅ Giấy đăng ký kết hôn phải nộp bản gốc kèm theo đơn khởi kiện;
✅ Nếu mất bản gốc khách hàng cần làm thủ tục trích lục bản sao tại nơi đăng ký kết hôn để nộp bản trích lục đăng ký kết hôn kèm theo đơn khởi kiện;
✅ Trường hợp kết hôn được đăng ký ở nước ngoài, cần thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp và kèm theo đơn khởi kiện.
3. Căn cước công dân/ Hộ chiếu/ Thẻ tạm trú
– Cần nộp bản sao có chứng thực Căn cước công dân của nguyên đơn và bị đơn (nếu ly hôn thuận tình), và của nguyên đơn (nếu ly hôn đơn phương).
– Bản sao có chứng thực Hộ chiếu hoặc Thẻ tạm trú của vợ/chồng là người nước ngoài (áp dụng trong trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài).
– Hồ sơ, tài liệu chứng minh một bên đang cư trú tại nước ngoài (nếu có).
4. Giấy khai sinh của con
Bạn cần chuẩn bị bản sao Giấy khai sinh của các con để nộp kèm hồ sơ khởi kiện. Lưu ý, đối với trên 7 tuổi thì Tòa án sẽ hỏi ý kiến của con để xem con muốn sống với bố hay mẹ.
5. Bản tự khai
– Đối với thuận tình ly hôn: Yêu cầu bản tự khai của cả nguyên đơn và bị đơn. Nếu con chung trên 07 tuổi, cần bổ sung bản tự khai của con thể hiện nguyện vọng được sống cùng cha hoặc mẹ, theo thỏa thuận của hai bên.
– Đối với đơn phương ly hôn: Chỉ cần bản tự khai của nguyên đơn. Nếu con chung trên 07 tuổi, cần có bản tự khai của con thể hiện nguyện vọng được sống cùng cha hoặc mẹ.
6. Đơn đề nghị không tiến hành hòa giải khi ly hôn
Đây là một văn bản tố tụng được nguyên đơn gửi đến Tòa án, đề nghị không thực hiện thủ tục hòa giải trong quá trình giải quyết ly hôn. Đơn này thường được sử dụng khi nguyên đơn nhận thấy việc hòa giải không mang lại hiệu quả và không thể cải thiện quan hệ hôn nhân. Thông qua đơn, nguyên đơn mong muốn đẩy nhanh quá trình xử lý để sớm chấm dứt cuộc hôn nhân, tìm kiếm giải pháp triệt để cho vấn đề của mình.
7. Các giấy tờ liên quan đến tài sản chung
✅ Nếu bạn có yêu cầu chia tài sản chung thì cần chuẩn bị bản sao y chứng thực các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu của hai vợ chồng như : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu xe…
Lưu ý:
– Các giấy tờ trong hồ sơ do cơ quan nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự trước khi nộp.
– Trong trường hợp một bên có bằng chứng về việc bị bạo lực gia đình từ phía vợ/chồng, hoặc bên còn lại không thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, các tài liệu và chứng cứ này cần được cung cấp đầy đủ cho Tòa án. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để Tòa án xem xét và giải quyết vụ việc ly hôn.
Chắc bạn qua bài viết này đã giải đáp được thắc mắc “hồ sơ ly hôn gồm những gì?”. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về hồ sơ ly hôn, bạn hãy liên hệ ngay Công ty Luật Nam Sơn để được giải đáp nhanh chóng, kịp thời. Chúng tôi còn là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ thủ tục ly hôn tại Tòa án hàng đầu Việt Nam. Vì vậy, Khách hàng hoàn toàn có thể yêu cầu dịch vụ ly hôn nhanh, ly hôn có tranh chấp quyền nuôi con, chia tài sản chung vợ chồng để được luật sư hỗ trợ.