Có rất nhiều bạn băn khoăn về việc “Hành vi vứt con mới đẻ sẽ bị xử lý như thế nào?”. Sau đây Luật sư Trần Hiểu sẽ cung cấp cho các bạn một góc nhìn pháp lý về hành vi vứt bỏ con mới đẻ tại Việt Nam.
Hiện nay, tình trạng mang thai sớm, mang thai ngoài ý muốn xảy ra ngày càng phổ biến, dẫn đến việc nạo phá thai, thậm chí là sinh con rồi vứt bỏ hoặc giết hại con mới sinh. Những sự việc này thường xảy ra với những cô gái mang thai ở độ tuổi còn rất trẻ, chưa đủ nhận thức về trách nhiệm với con cái, với cuộc sống, với xã hội. Đây là một thực trạng đáng buồn và đáng báo động với giới trẻ nói riêng và với xã hội ngày nay nói chung. Bởi hành vi vứt bỏ con mới đẻ không chỉ vi phạm nghiêm trọng về mặt đạo đức mà còn vi phạm quy định của pháp luật.
Thực trạng về hành vi vứt con mới đẻ ở Việt Nam.
Trẻ em luôn là đối tượng được pháp luật đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, trẻ em chưa dủ khả năng để tự bảo vệ chính mình, các em không thể tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình mà phải dựa vào sự bảo hộ, che chắn của cha mẹ, người thân,…
Để bảo vệ trẻ em, nhà nước đã ban hành Luật trẻ em 2016, quy định rõ quyền được sống, được chăm sóc nuôi dưỡng,…, đồng thời, có điều khoản nghiêm cấm hành vi “tước đoạt quyền sống của trẻ em; bỏ mặc, bỏ rơi, đánh tráo, mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em”. Bất cứ ai có hành vi xâm phạm các quyền này hoặc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xử lý hình sự về hành vi vứt con mới đẻ
Trường hợp hành vi vứt bỏ con và có đủ yếu tố cấu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì thì có thể sẽ bị xử lý hình sự. Bộ luật Hình sự 2015 đã có quy định tại Điều 124 về tội “Giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ”. Theo đó, người mẹ nào do bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết hại con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu dẫn đến hậu quả đứa trẻ bị vứt bỏ chết, thì người mẹ sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Nếu không đủ yếu tố cấu thành tội này, thì tùy vào các dấu hiệu phạm tội, hành vi này có thể bị xử lý về tội “Giết người” được quy định tại Điều 123 BLHS 2015, nếu vô ý dẫn đến đứa trẻ bị chết thì có thể bị xử lý về tội “Vô ý làm chết người” quy đình tại Điều 128 BLHS.
Nếu chưa gây ra hậu quả chết người nhưng đứa trẻ bị thương tích do cha hoặc mẹ gây nên thì tùy vào mức độ mà có thể bị truy cứu về tội “Cố ý gây thương tích” (Điều 134 BLHS), nếu vô ý gây thương tích thì có thể bị truy cứu về tội “Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” (Điều 138 BLHS)
Xử lý hành chính về hành vi vứt con mới đẻ
✔️ Trường hợp người mẹ vứt bỏ con mới đẻ nhưng đứa trẻ chưa chết và chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và chăm sóc, bảo vệ trẻ em
✔️ Cụ thể, nếu cha, mẹ có một trong các hành vi như: vứt bỏ, không nuôi dưỡng, chăm sóc con sau khi sinh; không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em..; cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đồng thời, sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật đối với cha, mẹ có hành vi vi phạm.
✔️ Hi vọng với những chia sẽ trên đây, bạn đọc đã có câu trả lời cho “Hành vi vứt con mới đẻ sẽ bị xử lý như thế nào?” Nếu các bạn gặp phải những vấn đề pháp lý cần sự hỗ trợ và tư vấn hãy liên hệ ngay cho Luật sư của chúng tôi để được giải đáp tận tình.