Câu hỏi: “Xin chào Luật sư, hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại Khánh Hòa tôi có một vấn đề pháp lý muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau. Bố mẹ tôi có một mảnh đất tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bố mẹ tôi vào năm 2009. Đến năm 2010, bố mẹ tôi xây một căn nhà cấp 4 mới trên mảnh đất đó và căn nhà cũ bố mẹ tôi xây dựng trước đó cũng nằm trên mảnh đất đó để trống.
Cậu mợ 6 tôi vừa từ Ninh Hòa vào thành phố Nha Trang sinh sống và không có chỗ ở thấy vậy, bố mẹ tôi cho cậu mợ 6 tôi về ở nhờ tại căn nhà cũ cho đến nay. Đầu năm 2017, bố mẹ tôi đã thông báo cho cậu mợ tôi về việc năm 2018 bố mẹ tôi sẽ toàn bộ cả nhà và đất ở quê cho người khác để lấy tiền mua một căn nhà tại Tp. Hồ Chí Minh sống cùng anh em chúng tôi. Vào tháng 06 năm 2018, bố mẹ tôi đã ký hợp đồng đặt cọc về việc chuyển nhượng nhà và đất cho ông Nhân và bà Nga, nhưng cậu mợ 6 tôi kiên quyết không chịu di chuyển đi để bố mẹ tôi bàn giao mặt bằng cho người đã mua. Vậy Luật sư cho tôi hỏi bây giờ bố mẹ tôi phải làm thế nào để lấy lại căn nhà?”
Trả lời: Vấn đề mà bạn nhờ Luật sư tư vấn đã được rất nhiều đọc giả hỏi trước đó. Dựa trên những thông tin bạn cung cấp và dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành Luật sư xin tư vấn cho bạn như sau:
Xác định giao dịch giữa bố mẹ bạn và cậu mợ của bạn là giao dịch gì?
Giao dịch giữa bố mẹ bạn và cậu mợ bạn không được lập thành hợp đồng mà được giao kết bằng miệng. Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 117 Luật Nhà ở 2014 và Điều 494 BLDS 2015 thì giao dịch giữa bố mẹ bạn và cậu mợ bạn là giao dịch dân sự về nhà ở theo đó bên cho mượn giao tài sản (ở đây là căn nhà) cho bên mượn ở trong một thời gian mà bên mượn không phải trả tiền, bên mượn nhà có nghĩa vụ trả lại nhà ở khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn của bên mượn nhà đã đạt được. Căn cứ theo quy định tại Điều 154 Luật Nhà ở 2014 thì thỏa thuận cho ở nhờ chấm dứt trong các trường hợp sau:
✅ Thứ nhất: là Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ đã hết.
✅ Thứ hai: là Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ không còn.
✅ Thứ ba: là Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án.
✅ Thư tư: là Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc diện đã có quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
✅ Cuối cùng: Theo thỏa thuận của các bên.
Hướng giải quyết đòi lại nhà cho mượn, cho ở nhờ không có thời hạn
Bước 1: Thông báo cho bên mượn về việc lấy lại nhà ở (nhà cho mượn) một khoản thời gian hợp lý để bên mượn tìm được chỗ ở mới
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 499 Quyền của bên cho mượn tài sản của Bộ luật Dân sự 2015: “1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý”.
Thời gian hợp lý theo quy định của Luật có thể hiểu là khoảng thời gian để bên mượn có thể tìm được nơi ở mới. Thời hạn này không được quy định cụ thể hợp lý là bao lâu, do đó nó phụ thuộc vào nhận định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Như vậy, trong trường hợp này bố mẹ bạn muốn lấy lại nhà đã cho cậu mợ bạn ở nhờ, mượn thì phải báo trước một thời gian hợp lý để cậu mợ bạn di dời và tìm nơi ở mới.
Theo thông tin bạn cung cấp thì bố mẹ bạn đã báo trước cho cậu mờ bạn khoảng thời gian hơn một năm để cậu mợ bạn tìm nơi ở mới và di dời. Theo ý kiến riêng của Luật sư thì khoản thời gian này đã đủ một thời gian hợp lý để cậu mợ bạn (bên mượn) tìm được nơi ở mới. (Nhưng bạn phải chứng minh được việc bạn đã thông báo cho bên mượn nhà vào khoảng thời gian đó việc thông báo này nên thông báo bằng văn bản để lưu lại)
Bước 2: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Sau khi hết thời hạn chủ sở hữu đã thông báo mà cậu mợ bạn (bên mượn, bên ở nhờ) vẫn không trả lại nhà cho bố mẹ bạn thì bạn có thể chọn một trong hai cách giải quyết sau:
✅ Cách 1: Bố mẹ bạn trình UBND cấp xã nơi có nhà cho mượn, cho ở nhờ để buộc cậu mợ bạn chấm dứt hành vi vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính đối với cậu mợ bạn (người mượn, người ở nhờ).
✅ Cách 2: Bố mẹ bạn khởi kiện cậu mợ bạn tại Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang để đòi lại nhà. Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang sẽ giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Những vấn đề chủ sở hữu cần lưu ý khi thực hiện giao dịch cho mượn, cho ở nhờ
✅ Việc cho mượn nhà, cho ở nhờ phải được lập thành văn bản và quy định rõ thời hạn mượn nhà và trong trường hợp bên cho mượn muốn lấy lại nhà cho mượn trước thời hạn phải thông báo trước bao nhiêu ngày? Các quyền và nghĩa vụ của các bên. Thông báo bằng văn bản trong trường hợp muốn lấy lại nhà cho mượn, thông báo rõ thời gian lấy lại.
✅ Bên cho mượn (chủ sở hữu) để tránh bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường thiệt hại trong quá trình đòi lại nhà đã cho mượn, cho ở nhờ chủ sở hữu không được thực hiện các hành vi sau: thuê người khác thực hiện hành vi uy hiếp, khống chế, đe dọa, dùng vũ lực buộc người mượn, người ở nhờ ra khỏi nhà hoặc cản trở quá trình sinh hoạt của họ, không đập phá di chuyển đồ đạc khác trong nhà.
✅ Tư vấn Luật sư về giải quyết tranh chấp nhà ở Nha Trang: 0889.181.585