Trẻ em là một thành phần dễ bị tổn thương của xã hội. Luật pháp luôn ưu tiên bảo vệ quyền lợi của trẻ em cho đến chúng khi đủ trưởng thành để chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh chóng của xã hội cùng với nhiều cám dỗ và tệ nạn. Tỷ lệ trẻ hóa các hành vi phạm tội ngày càng nhiều. Câu hỏi lúc này: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là bao nhiêu? luôn thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Vậy theo pháp luật, quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Căn cứ theo Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017)
II. TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
1. Trách nhiệm hình sự là gì?
Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội, được thể hiện thông qua việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của nhà nước theo quy định của luật hình sự đối với người phạm tội.
– Trách nhiệm hình sự là “hậu quả pháp lý của việc phạm tội được thể hiện qua việc người gây tội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nhà nước.”
– Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi nguy hiểm, chịu hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng, tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi.
– Trách nhiệm hình sự là kết quả pháp lý của việc vi phạm pháp luật, được thể hiện thông qua việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định đối với người vi phạm.
– Trách nhiệm hình sự là một loại trách nhiệm pháp lý bao gồm việc phải chịu hậu quả bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị kết án, chịu các biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và mang theo tiểu sử tội phạm.
Luật Nam Sơn – chuyên tư vấn và hỗ trợ pháp lý Dân Sự – Hình Sự: 0889.181.585 hoặc Zalo Luật Nam Sơn.
2. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, được pháp luật quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015:
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những trường hợp được quy định khác trong Bộ luật này.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi buộc phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thuộc nhóm các tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng được quy định trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự 2015.
Cụ thể các tội như: Tội phạm bao gồm giết người, gây thương tích cơ hại cho người khác, hiếp dâm, cưỡng dâm, mua bán người, cướp tài sản, bắt cóc chiếm đoạt tài sản, hủy hoại, tàng trữ, sản xuất, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, xâm nhập gây rối loạn mạng, chiếm đoạt tài sản qua mạng, khủng bố, phá hủy công trình an ninh quốc gia, và vũ khí quân dụng.
Theo đó:
– Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm rất lớn, với mức cao nhất của khung hình phạt từ 7 đến 15 năm tù do Bộ luật này quy định.
– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là loại tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm đặc biệt lớn, với mức cao nhất của hình phạt từ 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình theo quy định của Bộ luật này.
(Căn cứ vào điểm c, điểm đ khoản 1 Điều 9 BLHS)
Hãy tìm đến Luật sư để bảo vệ Gia đình và người thân của bạn
Nếu con hay cháu bạn là nạn nhân của bất kỳ tệ nạn xã hội nào và đang đối mặt với vấn đề pháp lý, hãy đặt niềm tin vào Luật Nam Sơn. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về pháp luật dân sự và hình sự, Luật Nam Sơn cam kết cung cấp sự hỗ trợ và bảo vệ mạnh mẽ nhất cho người thân của bạn trong quá trình tìm kiếm sự công bằng. Chúng tôi sẽ đứng bên cạnh người thân của bạn, đem lại sự an tâm và sự đồng thuận mạnh mẽ, giúp họ vượt qua khó khăn và đạt được kết quả tốt nhất trong vụ án.
Liên hệ Hotline của Chúng tôi: 0889.181.585 hoặc Zalo Luật Nam Sơn.