Tỉnh Bình Dương là một trong những địa phương phát triển mạnh mẽ nhất tại Việt Nam. Nằm ở vùng Đông Nam Bộ, Bình Dương giáp các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, và TP. Hồ Chí Minh. Với vị trí địa lý thuận lợi, gần TP. Hồ Chí Minh và cảng biển Cát Lái, Bình Dương đã trở thành một trung tâm kinh tế – công nghiệp quan trọng của khu vực.
Với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ, Bình Dương là nơi thu hút nguồn nhân lực từ khắp mọi nơi trên cả nước. Và ở đâu có lượng người nhập cư về nhiều cũng kéo theo nhiều rắc rối liên quan đến pháp lý. Tòa án Bình Dương chính là cơ quan trọng trong hệ thống tư pháp của tỉnh, góp phần ổn định trật tự xã hội. Tòa chịu trách nhiệm xử lý các vụ án dân sự, hình sự, hành chính, … tại địa bàn tỉnh Bình Dương.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về pháp lý, có thể tham khảo thông tin về Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương như dưới đây.
Bạn không nên đến tòa một mình mà hãy nhờ một văn phòng Luật sư đáng tin cậy để hỗ trợ bạn.
Liên hệ ngay với Luật Nam Sơn, văn phòng Luật uy tín cả nước qua Hotline: 0889.181.585
1. Thông tin Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương:
– Tọa lạc tại địa chỉ: Số 559 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
– Google Map: https://maps.app.goo.gl/wXMXsKU7KdTKwCwL7
– Số điện thoại: (0274) 3.829.405
– Fax: (0274) 3.822.010
– Website: https://binhduong.toaan.gov.vn
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án Nhân dân Tỉnh Bình Dương
– Tòa án nhân dân các cấp nói chung và Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương nói riêng đều đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tư pháp của địa phương, đảm bảo công lý, bảo vệ quyền lợi của con người, của công dân, bảo vệ các chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương là cơ quan tư pháp quan trọng tại địa phương, có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật.
+ Thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ việc theo quy định của pháp luật.
+ Thẩm quyền xét xử phúc thẩm các vụ án mà bản án, có quyết định sơ thẩm của các cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
+ Thẩm quyền xem xét, kiểm tra các bản án, các quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị lên Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét và kháng nghị.
+ Thẩm quyền giải quyết các vấn đề pháp lý khác theo quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo công bằng và minh bạch trong việc thực thi luật pháp.
Tương tự như trên, nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương cũng giống như nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác được quy định tại Điều 37 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
3. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương
Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương cơ cấu tổ chức bao gồm các cấp và các bộ phận sau:
a. Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh
– Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có Chánh án, Phó Chánh án và một số Thẩm phán. Số lượng nhân viên của ủy ban Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Các phiên họp của ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án chủ trì.
– Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Thảo luận, bàn bạc, đề xuất về việc thực hiện các chương trình, lên kế hoạch công tác của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ Thảo luận đề xuất, báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với Tòa án nhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân cùng cấp.
+ Tổng kết kinh nghiệm xét xử.
+ Thảo luận về kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị lên Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo yêu cầu của Chánh án cấp dưới.
b. Tòa chuyên trách
– Thẩm quyền giải quyết xét xử sơ thẩm các vụ việc theo quy định của pháp luật.
– Thẩm quyền giải quyết xét xử phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
c. Bộ máy giúp việc
Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có các Văn phòng, phòng và các đơn vị tương đương.
– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc thành lập và quy định về các nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, phòng và các đơn vị tương đương thuộc bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Đây là cấu trúc tổ chức cơ bản của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương, giúp cho việc xử lý các vụ án và hoạt động tư pháp diễn ra một cách hiệu quả và công bằng.
Đừng đến toàn một mình, Liên hệ ngay với Luật Nam Sơn để được hỗ trợ Hôn nhân gia đình, Đất đai, Dân Sự, Hình Sự: 0889.181.585
4. Thẩm quyền tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm
+ Giải quyết các vụ án tranh chấp hoặc yêu cầu về vấn đề dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Dương, do tính chất nghiêm trọng của vụ án hoặc liên quan đến chủ thể có thẩm quyền mà Tòa án nhân dân tỉnh lấy lên để giải quyết.
+ Giải quyết các vụ án tranh chấp, yêu cầu về lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại mà có đương sự hay tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, hay cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
+ Giải quyết các vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, các vụ án hình sự có các bị cáo, bị hại, đương sự đang ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài; vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng lại xuất hiện thêm nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà có bị cáo là những người nằm trong bộ máy nhà nước như cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương,Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, người có chức sắc cao trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.
+ Giải quyết các vụ án tranh chấp liên quan đến quyết định về vấn đề hành chính, hành vi vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương mà thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương theo quy định tại Điều 32 Luật tố tụng hành chính năm 2015.
Thẩm quyền xét xử phúc thẩm
+ Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương có thẩm quyền giải quyết thủ tục phúc thẩm các vụ việc về tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hình sự, hành chính đã được giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Dương, bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
5. Những lưu ý khi đến làm việc tại Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương:
– Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 theo giờ hành chính
+ Sáng: từ 08h00 đến 11h30
+ Chiều: từ 13h30 đến 17h00
– Cá nhân khi đi vào Tòa án cần chú ý mặc trang phục lịch sự, nghiêm túc và có thái độ tôn trọng đối với Hội đồng xét xử, luôn giữ trật tự và tuân theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa nhằm để đảm bảo tính tôn nghiêm trong phiên xét xử.
– Về quy trình thủ tục khi tham dự phiên tòa:
+ Những người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án bắt buộc phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời hoặc các loại giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút đầu giờ trước khi khai mạc phiên tòa và ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo sự chỉ dẫn của Thư ký phiên tòa; Trường hợp khi đến muộn thì cần phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời hoặc các loại giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa thông qua lực lượng bảo vệ phiên tòa.
+ Chỉ những người được Hội đồng xét xử cho phép mới được đặt câu hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời câu hỏi hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp có vấn đề lý do sức khỏe được Chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi để hỏi, trả lời hoặc phát biểu.
– Về an ninh khi tham gia phiên tòa: Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa.
+ Không mang theo các loại vũ khí, hung khí, chất cháy nổ, chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác gây ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa vào phòng xử án, trừ những vật chứng phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền cho mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
+ Khi vi phạm nội quy phòng xử án thì tùy trường hợp Chủ tọa phiên tòa quyền cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án, bị bắt giữ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Liên hệ ngay với Luật sư để được hỗ trợ Hôn nhân gia đình, Đất đai, Dân Sự, Hình Sự: 0889.181.585