Thủ tục đăng ký giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Luật Nam Sơn

Bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, nhà hàng, quán ăn, chế biến thực phẩm… đây là những ngành nghề cần đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.  Bạn không am hiểu về trình tự thủ tục và các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm. Dịch vụ hỗ trợ thủ tục đăng ký giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm của Luật Nam Sơn sẽ hỗ trợ và thực hiện các công việc cần thiết để đảm bảo khách hàng được cấp giấy chứng nhận nhanh chóng và thuận lợi nhất. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn và tư vấn sơ bộ cho khách hàng một số điều kiện về hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm như sau.

1. Căn cứ pháp lý

– Nghị định 155/2018/NĐ-CP;

– Luật ATTP công bố năm 2010;

– QĐ số 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ y tế;

– QĐ số 3907/QĐ-UBND ngày 02/11/2021 của UBND tỉnh Khánh Hoà.

2. Cơ quan cấp chứng nhận Vệ sinh An Toàn Thực Phẩm (VSATTP)

Trách nhiệm quản lý các vấn đề về vệ sinh An Toàn Thực Phẩm thuộc bộ ba bộ là Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Công Thương.

Trong các Bộ này lại do nhiều cơ quan các cấp phụ trách các lĩnh vực về ATVSTP khác nhau

⭕ Cục an toàn thực phẩm, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y Tế);

⭕ Cục Thú y, Chi Cục Thú Y, Chi cục bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn);

⭕ Vụ Khoa Học và Công Nghệ, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương).

Việc xác định trách nhiệm của cơ quan cấp giấy ATVSTP bạn đọc vui lòng tham khảo chi tiết tại nghị định Nghị định 155/2018/NĐ-CP. Trong phạm vi bài viết này sẽ tránh liệt kê dài dòng mà sẽ chỉ tập trung vào phạm vị Cơ sở Chế Biến, Kinh doanh Dịch vụ ăn uống (Nhà hàng, quán cà phê, quán ăn…).

– Các cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống của Hộ Kinh Doanh sẽ do Phòng Y Tế cấp phường/ xã/ thị trấn/ quận/ huyện/ thành phố quản lý và cấp giấy ATVSTP

– Các cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống của Doanh Nghiệp sẽ do Sở Y Tế quản lý và cấp giấy ATVSTP.

– Các cơ sở Sản xuất và Chăn nuôi Nông Lâm Thuỷ Sản do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quản lý.

– Các cơ sở sản xuất bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát, sữa, dầu thực vật, bánh, kẹo…do Bộ Công Thương quản lý.

co-so-thuoc-dine-khong-cap-giay-an-toan-ve-sinh-thuc-pham

Liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ thủ tục ATVSTP: 0932263419 hoặc Zalo

3. Hồ sơ cần chuẩn bị

Trước hết về hồ sơ xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho nhà hàng ăn uống, khách hàng cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau: 

✅ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu số 1 – Phụ Lục I Nghị định 155/2018/NĐ-CP) => Tải về

✅ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

✅ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở). Mẫu này cơ sở có thể tự soạn hoặc tham khảo một số mẫu sau.

Mẫu số 1 => Tải về bản Thuyết minh cơ sở vật chất ATVSTP

Mẫu số 2 => Tải về bản Thuyết minh cơ sở vật chất ATVSTP

✅ Danh sách xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

=> Tải về

✅ Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:

⭕ Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);

⭕ Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).

(Quy định tại Điều 3 Thông tư Số: 26/2012/TT-BYT của Bộ Y Tế) 

4. Điều kiện để được cấp giấy An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm (ATVSTP)

Để được cấp giấy ATVSTP, cơ sở Chế biến – Sản xuất kinh doanh (CB – SXKD) cần đáp ứng được các điều kiện sau đây:

4.1 Theo điều 28 Luật Vệ sinh An Toàn Thực Phẩm (VSATTP)

👉 Yêu cầu bố trí khu vực bếp ăn đảm bảo có sự phân biệt rõ ràng giữa các công đoạn: Không có sự lây nhiễm chéo giữa nguyên vật liệu tươi sống (chưa qua chế biến) với thực phẩm đã qua chế biến (luộc, trụng, làm sạch…).

👉 Nước chế biến phải đạt tiêu chuẩn, không sử dụng các nguồn nước không đảm bảo an toàn như nước sông, nước hồ…

👉 Các cống thoát nước thải, nước tẩy rửa, xà phòng,…không bị ùn tắc, tồn đọng, ứ cặn và bốc mùi

👉 Khu vực ăn uống phải thông thoáng, vệ sinh gọn gàng, sạch sẽ, có đủ ánh sáng ngoài trời hoặc đèn điện. Có biện pháp phòng ngừa côn trùng như đèn diệt ruồi muỗi, lưới ngăn con trùng ở cửa sổ… Các thực phẩm phải có dụng cụ và thiết bị bảo quản như tủ lạnh, màng bọc thực phẩm, hộp nhôm…

👉 Khu vực nhà vệ sinh phải tách biệt hoặc có ngăn cách với khu vực nấu nướng, có khu vực rửa tay và dụng cụ vệ sinh.

👉 Phải thu dọn rác thải hàng ngày sạch sẽ, không để tồn đọng ùn ứ qua ngày.

4.2 Theo điều 29 Luật Vệ sinh An Toàn Thực Phẩm (VSATTP)

👉 Có dụng vụ và đồ chứa riêng biệt cho thực phẩm sống và chín đặc biệt là các dụng cụ gắp, dao, kéo…Tất cả phải đảm bảo an toàn vệ sinh.

👉 Dụng cụ ăn uống như bát, đĩa,…phải làm bằng vật liệu an toàn, đã được vệ sinh sạch sẽ và để khô.

👉 Người trực tiếp SX, KDTP phải được kiểm tra sức khoẻ và đào tạo kiến thức về ATVSTP

4.3 Theo điều 30 Luật Vệ sinh An Toàn Thực Phẩm (VSATTP)

👉 Tất cả nguyên liệu, thực phẩm như thịt cá, rau củ, đá viên, gia vị…đều phải có giấy tờ xuất xứ rõ ràng. Đơn vị KD DV Ăn uống phải xuất trình được hợp đồng mua bán và giấy ATVSTP của bên cung cấp. Trong trường hợp mua trong siêu thị thì phải có hoá đơn hoặc hợp đồng mua bán.

👉 Thực phẩm phải được chế biến theo quy chuẩn hợp vệ sinh và an toàn

👉 Thực phẩm bày bán phải được bảo quản trong tủ kính hoặc có dụng cụ che chắn khỏi bụi bặm, nắng mưa, côn trùng xâm hại, năm trên cao hơn mặt đất.

5. Thực hiện việc kiểm thực 3 bước

5.1 Phạm vi và đối tượng áp dụng

👉 Một số đơn vị Chế biến, Kinh doanh dịch vụ ăn uống (CB, KD DVAU) không phải làm giấy phép vệ sinh An toàn Thực phẩm (VSATTP) như đã nêu ở trên nhưng vẫn phải thực hiện kiểm thực 3 bước như sau đây:

5.2 Hướng dẫn cách ghi sổ kiểm thực 3 bước – Bước 1: Kiểm tra trước khi chế biến

Tải file word Sổ kiểm thực 3 bước – Bước 1: Kiểm tra trước khi chế biến thức ăn tại đây

giay-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-atvstp

giay-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-atvstp

Luật Nam Sơn hướng dẫn cách viết như sau:

Các loại thực phẩm, nguyên liệu được chia làm 2 loại:

✅ Thực phẩm tươi sống, đông lạnh như: thịt, cá, rau, củ, quả…;

✅ Thực phẩm khô và thực phẩm bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm;

✅ Sau khi đã ký hợp đồng với các nhà cung cấp, cơ sở cần lưu bản sao các giấy tờ như Giấy ATVSTP, Hợp đồng Mua bản, Giấy Đăng ký Vệ Sinh Thú Y, Giấy Kiểm Dịch…và phải xuất trình được với cơ quan chức năng khi kiểm tra. Mỗi lần nhập thì cần lưu hoá đơn, phiếu giao hàng và các giấy tờ liên quan;

✅ Kiểm tra thông tin trên nhãn sản phẩm (tên nhà sản xuất, địa chỉ, ngày sản xuất, hạn sử dụng, yêu cầu bảo quản, khối lượng, quy cách đóng gói…) có đúng và hợp lệ chưa? Ghi rõ ràng các thông tin vào Sổ lưu mẫu;

✅ Kiểm tra cảm quan (màu, mùi vị, trạng thái bảo quản…), nếu đạt thì đánh vào mục đạt, không đạt thì đánh vào không đạt và ghi rõ biện pháp xử lý: trả lại, loại bỏ, tiêu huỷ;

✅ Xét nghiệm nhanh (khuyến khích nếu có máy móc) về liều lượng vi sinh, hoá lý của sản phẩm.

5.3 Hướng dẫn cách ghi sổ kiểm thực 3 bước – Bước 2: Kiểm tra trong quá trình chế biến

Tải file word Sổ kiểm thực 3 bước – Bước 2: Kiểm tra khi chế biến thức ăn tại đây.

giay-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-atvstp

Kiểm tra điều kiện vệ sinh tại cơ sở từ thời điểm bắt đầu sơ chế, chế biến cho đến khi thức ăn được chế biến xong:

✅ Người tham gia chế biến phải tuân thủ nguyên tắc vệ sinh như: không để móng tay dài, nhuộm tóc, đầu tóc búi gọn gàng (có mũ trùm), trang sức, mang găng tay khi chế biến…;

✅ Dụng cụ chế biến, chứa đựng phải tách biệt, có loại sử dụng cho thực phẩm sống, loại sử dụng cho thực phẩm chín;

✅ Vệ sinh khu vực chuẩn bị và chế biến: sàn nhà sạch sẽ không đọng nước, thùng rác có nắp đậy, không bị mùi…;

✅ Kiểm tra cảm quan (màu, mùi vị, trạng thái bảo quản…), nếu đạt thì đánh vào mục đạt, không đạt thì đánh vào không đạt và ghi rõ biện pháp xử lý: trả lại, loại bỏ, tiêu huỷ.

5.4 Hướng dẫn cách ghi sổ kiểm thực 3 bước – Bước 3: Kiểm tra trước khi ăn

Tải file word Sổ kiểm thực 3 bước – Bước 3: Kiểm tra trước khi ăn tại đây.

so-kiem-thuc-ba-buoc-buoc-3-atvstp

✅ Kiểm tra việc chia thức ăn, khu vực bày thức ăn;

✅ Kiểm tra món ăn đối chiếu với thực đơn;

✅ Kiểm tra vệ sinh bát, đĩa, dụng cụ ăn uống;

✅ Kiểm tra dụng cụ che đậy, vận chuyển thực phẩm sang vị trí khác;

✅ Đánh giá cảm quan về món ăn, nếu có bất thường cần có biện pháp xử lý;

✅ Ghi chép theo mẫu.

Tham khảo thêm: Không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm thì phạt bao nhiêu tiền?

Không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền?

5.5 Hướng dẫn cách ghi sổ kiểm thực 3 bước – Bước Lưu và huỷ mẫu thức ăn

Tải file word Sổ kiểm thực 3 bước – Mẫu biểu theo dõi lưu và hủy mẫu thức ăn lưu tại đây.

so-luu-mau-thuc-an-atvstp

✅ Dụng cụ: có nắp đậy kín, chứa được ít nhất 100 gam đối với thức ăn khô, đặc hoặc 150ml đối với thức ăn lỏng; phải được tiệt trùng và rửa sạch trước khi sử dụng

✅ Lấy mẫu: Mỗi món ăn lưu vào dụng cụ lưu mẫu riêng và được niêm phong. Lấy mẫu trước khi bắt đầu ăn hoặc trước khi vận chuyển đi nơi khác. Mẫu thức ăn được lưu ngay sau khi lấy.

5.6 Lượng mẫu thức ăn

⭕ Thức ăn đặc (các món xào, hấp, rán, luộc…); rau, quả ăn ngay (rau sống, quả tráng miệng…): tối thiểu 100 gam.

⭕ Thức ăn lỏng (súp, canh…): tối thiểu 150ml

5.7 Bảo quản mẫu thức ăn lưu

✅ Riêng biệt với thức ăn khác

✅ Nhiệt độ 2℃ đến 8℃

✅ Thời gian: Ít nhất 24 giờ

6.  Về thời gian thực hiện dịch vụ

15-30 ngày làm việc (Lưu ý: thời gian thực hiện dịch vụ tùy thuộc vào hồ sơ và mức độ đáp ứng các yêu cầu của cơ sở xin cấp giấy chứng nhận).  

7. Dịch vụ tư vấn thủ tục đăng ký giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm tại Luật Nam Sơn

⭐ Tư vấn miễn phí và đánh giá tính pháp lý của các giấy tờ liên quan, hướng dẫn khách hàng những giấy tờ cần thiết cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục cấp phép 

⭐ Khảo sát trực tiếp cơ sở vật chất, cùng doanh nghiệp đưa ra giải pháp, cách khắc phục tối ưu nhất nhằm đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật 

⭐ Tư vấn về quy mô, cách bố trí, sắp xếp quy trình sản xuất theo nguyên tắc một chiều

⭐ Cung cấp và hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khỏe nhân viên

⭐ Hướng dẫn doanh nghiệp học tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và khám sức khỏe 

⭐ Xây dựng và nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho nhà hàng ăn uống tại cơ quan quản lý. Đóng phí tại cơ quan quản lý

⭐ Hướng dẫn và cùng doanh nghiệp tiếp đoàn thẩm định để đạt yêu cầu và ra giấy chứng nhận

⭐ Đại diện doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận an toàn thực phẩm từ Ban quản lý an toàn thực phẩm 

⭐ Giao giấy chứng nhận tới tay khách hàng. 

⭐ Đáp ứng hồ sơ nhanh chóng, rút ngắn tối đa các thủ tục và thời gian giải quyết cho khách hàng, khách hàng không cần đi lại làm hồ sơ, nhân viên của chúng tôi sẽ thực hiện toàn bộ thủ tục cấp phép. 

Liên hệ ngay: 0932263419 hoặc Zalo

✅ Tư vấn đất đai⭐ Tư vấn tranh chấp, thừa kế, khởi kiện đất đai và các dịch vụ nhà đất
✅ Dịch vụ ly hôn⭕ Với đội ngũ luật sư giỏi về Hôn nhân gia đình, chúng tôi sẽ hỗ trợ thủ tục ly hôn một cách nhanh nhất
✅ Giấy phép doanh nghiệp⭕ Chúng tôi hỗ trợ hầu hết các loại giấy phép doanh nghiệp với cam kết về chất lượng
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh⭐ Chúng tôi hỗ trợ khách hàng trên cả nước và giao kết quả tại nhà
✅ Tư vấn đầu tư⭕ Hỗ trợ các khách hàng trong và ngoài nước thủ tục đầu tư mọi loại hình doanh nghiệp
✅ Luật sư Dân sự – Hình sư⭐ Các luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ đại diện bảo vệ quyền lợi của bạn trước tòa

NHẬP NỘI DUNG CẦN TƯ VẤN

Form liên hệ tư vấn

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon