Rất nhiều khách hàng liên hệ tới luật sư hỏi về vấn đề: Chồng có hành vi bạo lực gia đình thì vợ có quyền ly hôn đơn phương không? Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin được gửi tới quý khách hàng tư vấn cụ thể về vấn đề này.
Bạo lực gia đình là một vấn đề luôn bị xã hội phê phán, thế nhưng tình trạng này xảy ra ngày càng phổ biến. Hành vi bạo lực gia đình thường xuất phát từ người chồng – trụ cột của gia đình.
Cho dù là bạo lực về mặt thể xác hay tinh thần thì ảnh hưởng mà nó gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho mọi thành viên trong gia đình, nhất là những người vợ.
Hành vi nào được coi là hành vi bạo lực gia đình theo Luật hôn nhân gia đình?
Đầu tiên, cần phải hiểu hành vi nào được coi là hành vi bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình theo quy định trong Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 bao gồm các hành vi như sau:
✅ Đánh đập, ngược đãi, hành hạ hoặc các hành vi cố ý khác nhằm xâm hại đến sức khoẻ và tính mạng;
✅ Lăng mạ, sỉ nhục hoặc hành vi cố ý khác nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
✅ Xua đuổi, cô lập hoặc thường xuyên gây áp lực về tâm lý gây ra hậu quả nghiêm trọng;
✅ Ngăn cản việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa các thành viên trong gia đình với nhau;
✅ Cưỡng ép quan hệ tình dục;
✅ Cưỡng ép kết hôn, cưỡng ép tảo hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
✅ Chiếm đoạt, đập phá, huỷ hoại hoặc hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng hoặc tài sản chung của các thành viên khác trong gia đình;
✅ Cưỡng ép thành viên trong gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
✅ Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì bạo lực gia đình không chỉ thể hiện ở hành vi tra tấn thân thể mà còn bao gồm cả những hành vi tra tấn về mặt tinh thần.
Tìm hiểu thêm: Thuê Luật sư Ly hôn đơn phương
Quyền được yêu cầu ly hôn khi có hành vi bạo lực gia đình
Tiếp theo, về quyền yêu cầu ly hôn, Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định vợ hoặc chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa giải quyết ly hôn. Như vậy, khi người chồng có hành vi bạo lực gia đình thì người vợ hoàn toàn có quyền đơn phương nộp đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn. Sau khi nộp đơn khởi kiện, theo thủ tục tố tụng, Tòa án sẽ thụ lý đơn khởi kiện và tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật.
Nếu hai bên vợ chồng không hòa giải được mà người vợ có căn cứ về việc người chồng có hành vi bạo lực gia đình, khiến cho tình trạng hôn nhân trở nên trầm trọng, không thể kéo dài cuộc sống chung của gia đình, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa án sẽ giải quyết việc ly hôn. Với hành vi bạo lực gia đình thì người chồng đã vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình, cụ thể “vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương, thủy chung, quan tâm, tôn trọng, giúp đỡ và chăm sóc nhau, cùng nhau sẻ chia và thực hiện công việc trong gia đình”.
Đồng thời, tình trạng vợ chồng được coi là trầm trọng khi: vợ hoặc chồng luôn có hành vi hành hạ, ngược đãi nhau, như: thường xuyên đánh đập hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhau mà đã được những người xung quanh hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.
Chứng minh hành vi bạo lực gia đình khi ly hôn
Như vậy, nếu người chồng có hành vi bạo lực gia đình thì người vợ sẽ được quyền ly hôn theo thủ tục ly hôn đơn phương. Đồng thời, người vợ cần phải có căn cứ, chứng cứ về hành vi bạo lực của người chồng, như:
✅ Quay video, chụp ảnh thông qua camera lắp đặt trong nhà về hành vi bạo lực, đánh đập của người chồng đối với người vợ.
✅ Xin xác nhận của bệnh viện về điều trị chấn thương do hành vi bạo lực của người chồng.
✅ Biên bản hòa giải tại cơ sở hòa giải (nếu có).
Có nhiều cách để thu thập chứng cứ về hành vi bạo lực gia đình. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người vợ có thể sử dụng biện pháp hợp lý và phù hợp nhất với yêu cầu ly hôn của mình
Tư vấn thủ tục ly hôn đối với các trường hợp bạo lực gia đình
Trong trường hợp có hành vi bạo lực gia đình như: hành hạ, ngược đãi, đánh đập…thì bên bị bạo lực có thể trình báo lên cơ quan địa phương gần nhất là công an xã phường/ủy ban xã phường để lập biên bản về hành vi vi phạm. Sau đó bên bị bạo lực gia đình có thể khởi kiện ra tòa án yêu cầu ly hôn đơn phương. Ngoài ra nếu chứng minh được thiệt hại có thể yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại.
Hiện nay, ngoài hành vi bạo hành về thể xác thì hành vi bạo lực về tinh thần cũng ngày càng diễn ra phức tạp hơn. Có nhiều người rơi vào trạng thái tổn thương nghiêm trọng về mặt tinh thần. Vì vậy, khi gặp phải những trường hợp trên bạn nên đến gặp luật sư để được tư vấn, trấn an tinh thần và tìm ra giải pháp hợp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn về các vấn đề ly hôn.
Hotline: 0889.181.585